Theo lịch thủy triều, từ ngày 13 - 18 âm lịch hàng tháng là ngày nước biển rút xa bờ, lộ ra những rạn dung nham bao quanh huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quãng Ngãi cũng là lúc người dân trên đảo bắt đầu mùa rạn. Mùa rạn biển theo tiếng địa phương là mùa đi nhặt, khai thác những sản vật biển sinh sống ven bờ.

Người Lý Sơn vẫn ví bờ biển quanh đảo là “cánh đồng” để tìm kiếm những sản vật của biển. Từ 3 giờ chiều, khi con nắng đã khuất sau đỉnh Thới Lới, nước biển đã rút xa bờ thì hàng nghìn người mang dao, thúng ra bờ biển để thu lượm ốc, rong, nhím biển.

Chị Phạm Thị Lý ở xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) cho biết: “Chồng chúng tôi dong thuyền đi đánh bắt xa bờ, phụ nữ thì ở nhà trồng hành tỏi và thu lượm những sản vật của biển dưới rạn dung nham để phụ thêm kinh tế gia đình”.

Công việc của chị Lý hàng ngày cũng thu được khoảng 100 nghìn đồng. Chính những sản vật như rau đông, ốc cừ, nhím biển được chế biến thành những món ăn như gỏi rau đông, ốc cừ xào xả ớt, cháo nhím biển đậm đà mang phong vị rất riêng chỉ có ở Lý Sơn.

Người Lý Sơn vẫn bảo biển luôn hào phóng, người miền biển phải sống được bằng nghề biển. Mùa rạn biển đã trở thành một nghề biển đích thực ở Lý Sơn. Hình ảnh những người phụ nữ tảo tần quanh năm bám biển đảo Lý Sơn như tô điểm thêm cho nhịp sống miền biển của Việt Nam hôm nay.

Mùa rạn biển đã và đang mang lại một nguồn thu nhập đáng kể để người dân Lý Sơn phát triển kinh tế biển. 

Một số loài ốc sinh sống ở những vỉa dung nham quanh đảo Lý Sơn. 

Cuối ngày, thương lái đến thu mua sản vật ngay tại bờ biển. 

Thành quả sau một ngày lao động. 

Nhím biển là một loài thủy sản phát triển nhiều ở những vỉa dung nham quanh đảo Lý Sơn. 

Một ngày thu hái ở sản vật ven bờ của người dân huyện đảo Lý Sơn thường bắt đầu từ 15h và kết thúc khi mặt trời lặn. 

Mỗi ngày Chị Phạm Thị Lý thu hái được khoảng 30 cân rau đông bán cho thương lái được khoảng 100 nghìn đồng. 

Ở những nơi xa bờ, người dân Lý Sơn phải dùng kính lặn để quan sát và thu hái rau đông. 

Rau đông là loài thuộc họ tảo phát triển nhiều ở những rạn dung nham núi lửa ở Lý Sơn. 

Khai thác rau đông. 
Người dân Lý Sơn chỉ cần những vật dụng đơn giản như bao tải, liềm là có thể ra biển nhặt nhạnh những sản vật như ốc, rong, rau đông, nhím biển.

Hoàng Hà

Đăng nhận xét

Trương Chính

{picture#https://lh3.googleusercontent.com/1cZuLOz7AvRoLskTYBSKRXaLRNcbxMRoqzTAIszmAaDLW9oGi5arcfPlRSRhcx4-_n-CGWoRpjumWbRim6NRKHjViRYapPJijIwIBlnK0Welj5wmpNNsilW3oqloHYOG_tfJdrXcVBChbrhU8gaSVqWpImlwaFw7fCWCp7zMgqKCQEtKRjVVU76h1Bv7n1JPKPpimb0Hvg3utQcQWSOn2VgTiCk5CC15sRTJUdudxbi7uGaAtJfu5oK7Pn9hZYeFBEwqyMWEcvGvojvRfdDHbSdLbT-0vkz2KNL6r3-30SQoddFabiVE-N1Elaiedsi-AY72vjIidyfTzxSBokQhm8QT3OcsctsMXVgicg9wALXxZEo9-oE0KzQ77ALRG4O9YpNMKc7k-8jxFdwtFRj1ey5dHW9JZTgchX4ptFnfZ3Q1rowmdspaY-4reycS_kWONrB3zr6D7S-P5K0hZquzFYewLuVLGE44YX707rHAxTAl7my10q3fILnNd6wvvbZmCOLsqNJKxlIs1kvkvuAZFJCCFk72oKsNmOGqgvPXmPsGAiQmk2wSTtB22vccYzuSYxUpxed6Yv7zMEiAmOVafy0cDvg748_YSWcjvApJ2rENtrBIm4miVTmurH8kw3-JTli9SstLc66nLORpOJYhJLYwLPjyo6GzBWaHrpHkEpQ=s80-no}

Là Admin Phượt Lý Sơn và là người con hải đảo, tư vấn và hướng dẫn du lịch Lý Sơn. Hotline: 0972 427 886.

{facebook#https://www.facebook.com/chinhden}
{twitter#http://www.twitter.com/chinhden}
{google#https://plus.google.com/u/0/+Tr%C6%B0%C6%A1ngCh%C3%ADnh89}
{pinterest#chinhden}
{youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q}
{instagram#http://www.instagram.com/daolyson}

Đảo Lý Sơn

{picture#https://lh4.googleusercontent.com/-AipXcZZD8aY/VL4lkjK4yVI/AAAAAAAAAA4/N4ez8oePZP0dsAyEX2BNj2sFWrpKr_qGQCL0B/w524-h522-no/10547555_681734621909947_5702159417778959975_n.jpg} Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. {facebook#https://www.facebook.com/huyenlyson/} {twitter#http://twitter.com/daolyson} {google#https://plus.google.com/+DaolysonInfo2015} {pinterest#pinterest.com/daolyson} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q} {instagram#https://www.instagram.com/daolyson}
Được tạo bởi Blogger.