Trong hệ thống đảo biển của nước ta, Lý Sơn (Cù Lao Ré) được du khách tôn vinh là “đảo thần tiên”, vì có cảnh trí thiên nhiên như chốn bồng lai cộng với bao đình, chùa, dinh, lăng, miếu… có mật độ dày và tráng lệ mà không đảo nào sánh bằng.Thêm vào đó còn có ngọn hải đăng gắn với nhiều sự kiện lịch sử.
Ngọn Hải Đăng - Hình 1

Dưới thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, ở đảo Lý Sơn chúng đặt một ngọn hải đăng cao 45m để giúp cho tàu bè qua lại thuận lợi, được đặt tên là: Phare Polo Canton (Sở Đèn Pha). Ngọn hải đăng này xây cách biển chừng 80m. Liền đó có khu nghỉ dưỡng rộng 15ha và cách chân núi Thới Lới chừng 200m có khu du lịch nghỉ dưỡng Hang Câu 44ha. Riêng quần thể khu vực Sở đèn rộng chừng 10.000 m². Trong đó có nhà làm việc và ăn ở của bọn quan chức Pháp và nhân viên người Việt, nhà kho, bếp và các công trình phụ. Nhà sở có diện tích sử dụng 200m² theo kiểu biệt thự trệt, dưới nền là hầm chứa nước, lấy nước mưa trên mái bằng dẫn xuống để sử dụng. Nhà xây bằng đá và gạch đặc, có sử dụng bê tông ở phần kết cấu mái bằng, tính đến nay (2015) đã có niên độ chừng 119 năm. Nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử.

Ngọn Hải Đăng - Hình 2

Sự kiện thứ hai là năm 1945. Sau khi phát xít Nhật làm đảo chính hất Pháp, độc chiếm Đông Dương vào tối ngày 9.3.1945, thì có máy bay nhiều lần bay lượn qua Sở Đèn Pha, bắn xuống một vài phát súng, đặc biệt là có thả 2 quả bom, nổ cách Sở Đèn Pha chừng 250 – 400m (có di tích hố bom). Lính Pháp trông coi đèn bỏ chạy, Sở Đèn bỏ trống không hoạt động. Thừa cơ hội ấy, tối đến các đồng chí cách mạng tiền khởi nghĩa xã An Hải đưa lực lượng du kích bí mật đến đây luyện tập. Ngày 16.8.1945 ngày võ trang khởi nghĩa cướp chính quyền xây dựng nền dân chủ cộng hòa, toàn dân trên đảo cũng kéo về Sở Đèn Pha này, ngọn cờ đỏ sao vàng cũng được lực lượng khởi nghĩa cắm lên đỉnh chóp Đèn Pha cao 45m. Kể từ đây quét sạch chế độ thực dân phong kiến, đưa nhân dân ra khỏi ách nô lệ, ngọn cờ cách mạng phất phới trên quê hương Lý Sơn.Một sự kiện nổi bật là trong phong trào cộng sản năm 1930 – 1931 cùng với khí thế chung chống thực dân phong kiến, đế quốc trong cả nước, ở Lý Sơn cũng đã dấy lên tinh thần cách mạng trong nhân dân. Tổ chức Đảng trên đảo được thành lập, đã tổ chức treo cờ búa liềm của Đảng Cộng sản trên đỉnh núi Thới Lới (xã An Hải) và trên đỉnh núi Sỏi (xã An Vĩnh) vào tối mồng 2 rạng ngày mồng 3 Tết Tân Mùi (1931). Khi phát hiện cờ Đảng phất cao trên đảo, chúng báo cho mật thám tỉnh Quảng Ngãi ra Lý Sơn lùng bắt những người tham gia tổ chức Đảng, đưa về Sở Đèn Pha để khai thác, tra tấn rất dã man. Chúng dùng mọi thủ đoạn tàn bạo cố dập tắt phong trào cộng sản trên đảo. Nhưng với tinh thần bất khuất của các đồng chí ta, chúng không khai thác được gì. Cuối cùng chúng đưa vào đất liền để giam cầm. Sở Đèn Pha được ghi vào địa danh cách mạng của quê hương Lý Sơn.
Ngọn Hải Đăng - Hình 3


Sự kiện thứ ba là vào rạng sáng 1.9.1951, quân đội viễn chinh Pháp được sự tiếp tay của bọn nội tuyến trong đảo đã sử dụng thủy – lục – không quân chiếm đảo Lý Sơn. Từ đó nhân dân trên đảo sống trong ách nô lệ dưới sự tàn ác dã man của bọn đế quốc và phong kiến. Sở Đèn Pha ngày đó là đại bản doanh của chúng – nơi đầu não của giặc Pháp đặt ách thống trị dân ta trên đảo. Ngày chúng chiếm đảo, đây là nơi ngục tù, hành hạ tra tấn nhiều cán bộ kháng chiến trên đảo Lý Sơn. Chúng mượn tay bọn nội tuyến chỉ điểm bắt các chiến sĩ cách mạng giam trong hai gian nhà kho, bếp.

Ngọn Hải Đăng - Hình 4

Quân địch tra tấn không thiếu một thủ đoạn nào. Sự tàn nhẫn của chúng chỉ cốt là để tiêu diệt ý chí cách mạng. Nhưng lòng kiên trì và dũng cảm của các đồng chí chúng ta đã làm cho chúng thất bại. Và dĩ nhiên là chúng đã đưa nhiều đợt, đến hơn 300 chiến sĩ cách mạng vào các nhà lao trong đất liền để tiếp tục tra tấn và đầy đọa, nhưng cũng không thể khuất phục được ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.
Ngọn Hải Đăng - Hình 5


Ngôi nhà Sở Đèn Pha ngày nào vẫn còn đó, chỉ xây lại ngọn hải đăng. Thiết nghĩ địa phương và ngành chức năng cần có kế hoạch đặt nơi đây một đài kỷ niệm hay một bia di tích… lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân trên đảo, cho các thế hệ mai sau và cho cả du khách khi đến thăm đảo, thăm Sở Đèn Pha.
Ngọn Hải Đăng - Hình 6

Đăng nhận xét

Trương Chính

{picture#https://lh3.googleusercontent.com/1cZuLOz7AvRoLskTYBSKRXaLRNcbxMRoqzTAIszmAaDLW9oGi5arcfPlRSRhcx4-_n-CGWoRpjumWbRim6NRKHjViRYapPJijIwIBlnK0Welj5wmpNNsilW3oqloHYOG_tfJdrXcVBChbrhU8gaSVqWpImlwaFw7fCWCp7zMgqKCQEtKRjVVU76h1Bv7n1JPKPpimb0Hvg3utQcQWSOn2VgTiCk5CC15sRTJUdudxbi7uGaAtJfu5oK7Pn9hZYeFBEwqyMWEcvGvojvRfdDHbSdLbT-0vkz2KNL6r3-30SQoddFabiVE-N1Elaiedsi-AY72vjIidyfTzxSBokQhm8QT3OcsctsMXVgicg9wALXxZEo9-oE0KzQ77ALRG4O9YpNMKc7k-8jxFdwtFRj1ey5dHW9JZTgchX4ptFnfZ3Q1rowmdspaY-4reycS_kWONrB3zr6D7S-P5K0hZquzFYewLuVLGE44YX707rHAxTAl7my10q3fILnNd6wvvbZmCOLsqNJKxlIs1kvkvuAZFJCCFk72oKsNmOGqgvPXmPsGAiQmk2wSTtB22vccYzuSYxUpxed6Yv7zMEiAmOVafy0cDvg748_YSWcjvApJ2rENtrBIm4miVTmurH8kw3-JTli9SstLc66nLORpOJYhJLYwLPjyo6GzBWaHrpHkEpQ=s80-no}

Là Admin Phượt Lý Sơn và là người con hải đảo, tư vấn và hướng dẫn du lịch Lý Sơn. Hotline: 0972 427 886.

{facebook#https://www.facebook.com/chinhden}
{twitter#http://www.twitter.com/chinhden}
{google#https://plus.google.com/u/0/+Tr%C6%B0%C6%A1ngCh%C3%ADnh89}
{pinterest#chinhden}
{youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q}
{instagram#http://www.instagram.com/daolyson}

Đảo Lý Sơn

{picture#https://lh4.googleusercontent.com/-AipXcZZD8aY/VL4lkjK4yVI/AAAAAAAAAA4/N4ez8oePZP0dsAyEX2BNj2sFWrpKr_qGQCL0B/w524-h522-no/10547555_681734621909947_5702159417778959975_n.jpg} Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. {facebook#https://www.facebook.com/huyenlyson/} {twitter#http://twitter.com/daolyson} {google#https://plus.google.com/+DaolysonInfo2015} {pinterest#pinterest.com/daolyson} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q} {instagram#https://www.instagram.com/daolyson}
Được tạo bởi Blogger.