Quảng Ngãi có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo. Ngày càng có nhiều du khách đã chọn Quảng Ngãi là điểm đến trong hành trình khám phá vẻ đẹp của xứ sở, con người và thiên nhiên.
Trở mình phát triển
Vẻ đẹp hoang sơ do thiên nhiên kiến tạo và truyền thống được gìn giữ từ ngàn đời của người dân Lý Sơn, đã và đang tạo sức hút mạnh mẽ đối với du khách trong nước và quốc tế. Mỗi ngày tại cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu (Bình Sơn), hàng trăm lượt khách du lịch, trong đó có nhiều du khách nước ngoài, lên tàu vượt trùng khơi ra đảo Lý Sơn. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, di sản phi vật thể cấp quốc gia chỉ riêng có ở huyện đảo Lý Sơn, không chỉ khơi dậy ý thức dân tộc của người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, mà còn tạo sự khâm phục đối với bạn bè trên thế giới về truyền thống bất chấp hiểm nguy để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cánh đồng hành, tỏi ngút tầm mắt cũng chỉ riêng có ở Lý Sơn. Cùng với đó là hệ thống các di tích và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhiều người đã tìm đến Lý Sơn để được trực tiếp tai nghe, mắt thấy những giá trị văn hóa, thiên nhiên đặc biệt trên đất đảo này.
![]() |
Cổng Tò Vò, Lý Sơn. |
![]() |
Bãi biển Mỹ Khê (TP. Quảng Ngãi). |
Tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định (TP. Quảng Ngãi), Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Mộ Đức) lượng khách đến tham quan cũng đều tăng cao. Nhiều nhất là tại Khu chứng tích Sơn Mỹ, từ năm 2011 đến nay đã đón tiếp trên 1 triệu lượt khách. Có thể nói, trong những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ngãi có nhiều khởi sắc. Trong giai đoạn 2010-2015, dịch vụ du lịch có bước phát triển, khách du lịch tăng bình quân 12,7%/năm và doanh thu tăng bình quân 20,7%/năm. Đây là kết quả đáng mừng và tạo đà để phát triển mạnh mẽ ngành "công nghiệp không khói", góp phần tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến.
Lợi thế hiếm có và cơ hội cất cánh
Theo định hướng phát triển của tỉnh, phát triển du lịch sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó xác định du lịch biển đảo là mũi nhọn. UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để tăng cường đầu tư, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành du lịch của tỉnh.
Qua nghiên cứu văn hóa ở nhiều nước trên thế giới, chuyên gia khảo cổ học Nguyễn Tuấn Lâm, hiện là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đoàn Ánh Dương, cho rằng: “Quảng Ngãi cần phải xây dựng điểm đến hấp dẫn, đó chính là chìa khóa để thúc đẩy phát triển du lịch”. Sau thời gian dài trực tiếp điền dã, nghiên cứu ở Quảng Ngãi, ông Lâm nhận định: “Du lịch Quảng Ngãi có sự chuyển mình, nhưng chưa xứng với tiềm năng. Quảng Ngãi sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên hiếm có trên thế giới. Tuy nhiên, muốn phát triển phải bảo tồn và khơi dậy nguồn sống đang tiềm ẩn”.
![]() |
Du khách tham quan Khu chứng tích Sơn Mỹ. |
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng-chuyên gia nghiên cứu về núi lửa, Viện Nghiên cứu núi lửa quốc gia Nhật Bản, đã ví hệ thống vách đá ở Lý Sơn là bảo tàng địa chất núi lửa, là cuốn từ điển về lịch sử vỏ trái đất. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng đã phát hiện ở vùng biển Bình Châu và Lý Sơn có rất nhiều miệng núi lửa, có thể mệnh danh là “Vịnh Hạ Long núi lửa” của Việt Nam. Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng, đây là cơ hội lớn để Quảng Ngãi thu hút các chuyên gia, khách du lịch trên thế giới đến nghiên cứu, tham quan.
![]() |
Khu du lịch Sa Huỳnh (Đức Phổ). |
Đăng nhận xét