Đưa những con cá đủ hình dáng, màu sắc đẹp óng ánh từ đại dương về với đất đảo, nuôi trong bể vừa là thú chơi cá cảnh, vừa là nghề nuôi xuất bán khắp mọi miền đất nước - đó là mô hình làm giàu của chàng kỹ sư viễn thông Dương Trung Hậu (SN 1993, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).

Anh Hậu đặt hàng các thợ lặn trong vùng đi “săn” các loại cá kiểng độc, lạ mắt ngoài khơi, dưới độ sâu từ 10-20m. Ảnh Nguyễn Ngọc
Với đam mê chơi cá cảnh, thời sinh viên tại TP Hồ Chí Minh, nhận thấy nhu cầu nuôi cá biển làm kiểng là rất lớn nên sau khi trở về công tác tại quê nhà vào năm 2017, anh Dương Trung Hậu đã tận dụng thời gian rảnh đầu tư bể nuôi cá cảnh biển làm kiểng để bán, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng.
Anh Dương Trung Hậu với thú chơi vừa kỳ công, vừa hái ra tiền 
Từ giữa năm 2017, tận dụng phần đất trống trước sân nhà của gia đình tại thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Hậu đã đầu tư 15 triệu đồng xây bể khoảng 20m2, mua máy oxy....để nuôi và bán cá biển nuôi làm kiểng.
Giá bán cá thấp từ vài chục nghìn đồng/con, nhiều thì từ 300-500 nghìn đồng/con, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng. 
Tuy nhiên lúc đầu do chưa nắm vững được các kỹ thuật nuôi cá biển, độ mặn thay đổi khiến cá cảnh bị chết hàng loạt, khiến Hậu thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Sau thất bại, Hậu đã đi khắp các tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng… để học cách nuôi cá cảnh biển.

“Cá cảnh biển đòi hỏi môi trường nuôi rất nghiêm ngặt và độ mặn phải phù hợp, đa phần là lấy nước biển về nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi lâu dài, độ mặn nước biển có thể thay đổi do ảnh hưởng môi trường và nhiệt độ trên đất liền. Do vậy, nuôi cá cảnh biển rất kén chủ dù rất nhiều người thích vẻ đẹp của nó”, Dương Trung Hậu đúc kết.
Mô hình nuôi cá cảnh biển của anh Dương Trung Hậu như một “đại dương thu nhỏ” ở trên đất liền.
Những con cá có các tên khá lạ như: đô- ri, cá chim dù, cá mó bảy màu hay cá mó chuột, Hoàng đế, Bắp nẻ xanh, Nẻ điện, Thù lù, Ngòi bút, Chiêm dù, Bê vàng... được anh Dương Trung Hậu mua lại từ những ngư dân hành nghề đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó nuôi những loại cá này để xuất bán khắp nơi.



Trung bình mỗi ngày, anh Hậu xuất bán 40 - 45 thùng cá cảnh biển, mỗi thùng trung bình 50 - 70 con. Giá bán tùy theo từng loại cá ít thì từ vài chục nghìn đồng/con, nhiều thì từ 300-500 nghìn đồng/con, thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/tháng, tăng thêm thu nhập cho gia đình.


Anh Hậu cho cá vào bao để vận chuyển đến cho các khách đặt hàng. 

Thức ăn cho cá cảnh biển rất đơn giản, như dùng cá viên nhỏ hay dùng thức ăn bột như nuôi cá nước ngọt. Nhưng một số loài cá cũng cần có rong biển để giúp cá phát triển tốt hơn. 

Theo anh Hậu, cái khó nhất là không có điều kiện đi trực tiếp để bắt. Nên anh đã đặt hàng cho các thợ lặn trong vùng tìm để bắt các loại cá kiểng “độc, lạ mắt” ngoài khơi theo nhu cầu của thị trường hiện nay. Tuy cá biển đẹp có thể nuôi để làm kiểng ở vùng ven bờ nhiều vô kể, nhưng chủ yếu là loại cá kiểng “tạp”, ít giá trị và không thu hút được nhu cầu thị trường. Do đó, việc đi “săn”  những loại cá thực sự “độc, lạ” không hề đơn giản. Độ sâu để lặn xuống săn tìm cá độc, lạ khoảng từ 10m đến 20m.

Tùy theo nhu cầu của người chơi cá và đơn hàng, anh Hậu đặt hàng cho các thợ lặn trong vùng tìm để “săn” các loại cá kiểng độc, lạ mắt ngoài khơi, dưới độ sâu từ 10-20m.

Thức ăn cho cá cảnh biển rất đơn giản dùng thức ăn bột như nuôi cá nước ngọt, hay là cá viên nhỏ. Tuy vậy, một số loại cá cần có rong tảo biển để giúp cá phát triển nhanh hơn. 

Tuy chỉ mới chính thức kinh doanh được gần 2 năm, thế nhưng địa bàn tiêu thụ cá kiểng biển của anh Dương Trung Hậu trải rộng ở nhiều tỉnh, thành  trong cả nước, như Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh,...

Hiện tại, anh Hậu đang chuẩn bị làm mô hình nuôi cá cảnh biển ngay trên cảng biển Lý Sơn, môi trường nước biển tự nhiên nơi đây sẽ giúp cho việc nuôi cá thuận lợi hơn.                                                                                              
Một số loài cá cảnh biển độc lạ của anh Hậu  







Nguyễn Ngọc

Đăng nhận xét

Trương Chính

{picture#https://lh3.googleusercontent.com/1cZuLOz7AvRoLskTYBSKRXaLRNcbxMRoqzTAIszmAaDLW9oGi5arcfPlRSRhcx4-_n-CGWoRpjumWbRim6NRKHjViRYapPJijIwIBlnK0Welj5wmpNNsilW3oqloHYOG_tfJdrXcVBChbrhU8gaSVqWpImlwaFw7fCWCp7zMgqKCQEtKRjVVU76h1Bv7n1JPKPpimb0Hvg3utQcQWSOn2VgTiCk5CC15sRTJUdudxbi7uGaAtJfu5oK7Pn9hZYeFBEwqyMWEcvGvojvRfdDHbSdLbT-0vkz2KNL6r3-30SQoddFabiVE-N1Elaiedsi-AY72vjIidyfTzxSBokQhm8QT3OcsctsMXVgicg9wALXxZEo9-oE0KzQ77ALRG4O9YpNMKc7k-8jxFdwtFRj1ey5dHW9JZTgchX4ptFnfZ3Q1rowmdspaY-4reycS_kWONrB3zr6D7S-P5K0hZquzFYewLuVLGE44YX707rHAxTAl7my10q3fILnNd6wvvbZmCOLsqNJKxlIs1kvkvuAZFJCCFk72oKsNmOGqgvPXmPsGAiQmk2wSTtB22vccYzuSYxUpxed6Yv7zMEiAmOVafy0cDvg748_YSWcjvApJ2rENtrBIm4miVTmurH8kw3-JTli9SstLc66nLORpOJYhJLYwLPjyo6GzBWaHrpHkEpQ=s80-no}

Là Admin Phượt Lý Sơn và là người con hải đảo, tư vấn và hướng dẫn du lịch Lý Sơn. Hotline: 0972 427 886.

{facebook#https://www.facebook.com/chinhden}
{twitter#http://www.twitter.com/chinhden}
{google#https://plus.google.com/u/0/+Tr%C6%B0%C6%A1ngCh%C3%ADnh89}
{pinterest#chinhden}
{youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q}
{instagram#http://www.instagram.com/daolyson}

Đảo Lý Sơn

{picture#https://lh4.googleusercontent.com/-AipXcZZD8aY/VL4lkjK4yVI/AAAAAAAAAA4/N4ez8oePZP0dsAyEX2BNj2sFWrpKr_qGQCL0B/w524-h522-no/10547555_681734621909947_5702159417778959975_n.jpg} Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré”. Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. {facebook#https://www.facebook.com/huyenlyson/} {twitter#http://twitter.com/daolyson} {google#https://plus.google.com/+DaolysonInfo2015} {pinterest#pinterest.com/daolyson} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UClDGAJb_fEmQIa9cG8ukC9Q} {instagram#https://www.instagram.com/daolyson}
Được tạo bởi Blogger.